[Theravada] Vấn Đáp Jotika Và Mẫu Đề Tam - TK. Khải Minh

[Theravada] Vấn Đáp Jotika Và Mẫu Đề Tam - TK. Khải Minh

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Tỳ Kheo Khải Minh NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 260.000 VNĐ

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 

Mô tả sản phẩm

CHƯƠNG THỨ 1

1- Vấn: Hãy dịch và cho biết nội dung kệ ngôn Pāli:

Sammāsambuddhamatulam

Sasaddhammagaṇuttamam

Abhivadiyabhāsissam

Abhidhammatthasangaham

Đáp: Câu kệ ngôn Pāli có nội dung:

Trước khi sáng tác bộ kinh Thắng Pháp Tập Yếu Luận (Abhidhammatthasangaha). Con (giáo thọ sư Anuruddha) xin cung kính đảnh lễ Đức Phật, bậc tự mình giác ngộ tất cả pháp ứng tri (ñeyyadhamma) mà không có người sánh cùng và Chánh Pháp (saddhamma) cùng với hội chúng Thánh Tăng.

Kệ ngôn này bày tỏ sự cung kính và tưởng nhớ đến ân đức Tam Bảo của ngài giáo thọ sư Anuruddha để được bảo hộ cho thoát khỏi các điều trở ngại và tai hại. Cùng nhấn mạnh đến sự quyết tâm hoàn thành bộ kinh này. JOTIKA

Một lý khác nữa:

Ngài giáo thọ sư Anuruddha trình bày kệ ngôn này mở đầu cho bộ kinh để người dạy (giáo thọ sư), người học khi đọc qua kệ ngôn với tâm cung kính, thì năng lực của thiện tâm về sự tưởng nhớ đến ân đức Tam Bảo sẽ giúp người ấy nhận được sự thành tựu tốt đẹp. Quá trình dạy và học cũng sẽ diễn tiến suôn sẻ không trở ngại.

2- Vấn: Do nhân nào được gọi là bộ Thắng Pháp Tập Yếu Luận?

Đáp: Được gọi là bộ Thắng Pháp Tập Yếu Luận, bởi vì tất cả ý nghĩa trong bảy bộ Thắng Pháp đều được gom vào trong bộ này để cho học viên hiểu biết được dễ dàng.

3- Vấn: Do nhân nào được gọi là chơn đế (paramat tha) và có số lượng bao nhiêu?

Đáp. Gọi là chơn đế bởi:

1- Là pháp đặc thù không có sự sai lệch biến đổi.

2- Là nơi sinh diễn (gocara) của trí tuệ đặc thù của bậc Thánh Nhân và người có trí tuệ.

3- Là pháp trọng yếu.

1) Pháp chơn đế là pháp đặc thù

Giải thích:

Đặc thù: Trong nơi đây không nói đến sự cao quý, mà nhắm đến thực trạng không thay đổi (aviparita). Tức thực tánh như thế nào thì hiện hữu suốt như thế đó, mà không có sự chọn lựa giai cấp, thời gian, nơi chốn. Thực tánh của tâm hằng luôn biết cảnh, cho nên dù là tâm của nhân loại, tâm của bàng sanh hay tâm của chư thiên, phạm thiên. Hoặc sẽ sanh vào cõi khổ, cõi nhân loại, cõi chư thiên hay sanh vào lúc nửa đêm, giữa trưa thì thực tánh duy nhất của tâm cũng chỉ là biết cảnh mà thôi.

Thực tánh của các pháp:

Thực tánh của tâm sở tham là có sự vừa lòng dính mắc trong cảnh... là trạng thái thường hằng và hiển nhiên của mình. Cho nên khi tham sanh lên với bàng sanh hoặc nhân loại, chư thiên, phạm thiên đều có thực tánh vừa lòng dính mắc trong cảnh như nhau. Không thể tham của bàng sanh có sự vừa lòng dính mắc mà tham của phạm thiên không có sự dính mắc vừa lòng.

Các tâm sở bất thiện khác cũng như vậy.

Thực tánh của tâm sở tín là có niềm tin trong điều đáng tin. Cho nên khi đức tin sanh lên nơi nào, lúc nào hay với ai, cũng là tin tưởng trong điều đáng tin. Đó là trạng thái y như nhau không hề có sự sai lệch.

Các tâm sở tịnh hảo khác cũng diễn tiến tương tự như vậy.

Thực tánh của sắc pháp như thực tánh của đất luôn có trạng thái thường hằng là sự cứng và mềm. Cho nên tánh chất của đất dù hiện hữu nơi nào hay hiện hữu với ai cũng giữ nguyên tánh chất cứng và mềm không sai lệch.

Các sắc khác cũng như vậy, tức sắc có trạng thái thường hằng của mình như thế nào thì bảo tồn trạng thái của mình như thể đó, không hề có sự thay đổi. Thường nhiên tất cả sắc đều phải bị tiêu hoại, đổi thay do mãnh lực của sự lạnh, nóng đói, khát; bị muỗi, bọ mắt, mòng, bọ mạt, bị đánh, bị chém... Sắc nào cũng bị chi phối bởi nhóm này, mà không có sự chọn lựa nơi chốn hay người nào. Bởi vì thực tánh sắc pháp luôn vô tư diễn tiến mà không thiên tư hay cả nể một ai cả.

“Sự việc thực tánh của tất cả sắc pháp có sự thay đổi biến hoại như vậy, nhưng trạng thái thì không có sự thay đổi nên mới gọi là không có sự thay đổi và được gọi là chơn đế (paramattha)” tương xứng với định nghĩa được trình bày: “Paramo (attamo) aviparito atthoti = Paramattho” “Thực tánh pháp đặc thù không thay đổi nên gọi là chơn đế".

Một lý khác nữa:

“Thực tánh pháp đặc thù bởi vì không có sự thay đổi nên gọi là chơn đế”

2) Gọi là chơn đế bởi vì là nơi sinh diễn (gocara) của trí tuệ cao thượng gồm có tất cả bậc Thánh và người có trí tuệ.

Giải thích:

Được gọi là chơn đế bởi vì là pháp có ý nghĩa vi tế sâu sắc, nên người không có tuệ cao thượng (uttamañāna) không thể hiểu được thực tánh của pháp chơn đế này. Chỉ có Đức Chánh Đẳng Giác, Đức Phật Độc Giác, Chư Thánh Thinh Văn và người tam nhân là người có trí tuệ sâu sắc (tikkhapuggala) mới hiểu xuyên suốt thực tánh của pháp chơn đế mà thôi.

Các vị giáo thọ sư hậu sứ giải giải thích về tuệ cao thượng (uttamañāna) tức Toàn Giác Tuệ (Sabbaññutaññāna). Việc trình bày như vậy vì trong tất cả tuệ cao thượng... thì Toàn Giác Tuệ là tuệ cao thượng tột cùng, hiển lộ nổi bật nhất, nên mới nêu lên làm trọng yếu. Nhưng các ngài không cho rằng chỉ duy nhất Toàn Giác Tuệ mới có thể hiểu được thực tánh của pháp chơn đế, còn tuệ cao thượng khác không thể hiểu được. Bởi vì người có trí tuệ nếu như khi nhận được sự học tập hoàn hảo thì cũng hiểu được thực tánh của pháp chơn đế.

Đối với người có trí tuệ yếu cho dù được học tập và học cho đến thuộc lòng đi nữa cũng không thể hiểu đến thực tánh hiện hữu của pháp chơn đế. Vì vậy loại người này không được gọi là bậc có nơi sinh diễn (gocara) về pháp chơn đế.

Còn đối với người tu tiến Minh Quán (Vipassanā) chứng đắc Đạo, Quả, Níp-Bàn nhưng không được học Thắng Pháp, thì có được gọi là người có nơi sinh diễn về pháp chơn đế hay chăng?

Giải thích:

Được gọi là bậc có nơi sinh diễn về pháp chơn đế, nhưng nơi sinh diễn của nhóm Thánh nhân này không phải là nơi sinh diễn thông thoáng như bậc Thánh nhân được học hiểu hoàn chỉnh về Thắng Pháp. Cho nên pháp là nơi sinh diễn của tuệ cao thượng mới được gọi là chơn đế như định nghĩa: “Paramassa (uttamañānassa) attho (gocaroti) = Paramattho”. Thực tánh pháp nào là nơi sinh diễn của tuệ cao thượng, thực tánh pháp đó gọi là chơn đế.

3) Gọi là chơn đế bởi vì là pháp trọng yếu.

Tức tất cả chúng sanh trên thế gian này có nhiều nhóm, nhiều loại, không thể ước lượng. Nhưng nếu lấy mình ra phân tích thì khẳng định được rằng tất cả chúng sanh chỉ có chơn đế pháp. Đó chính là tâm, tâm sở, sắc pháp. Và trong tất cả pháp vô thức như đất, nước, lửa, gió, núi đồi, cây cối hay các vật thể... khi được phân chia ra thì kết quả hiện bày chỉ có pháp chơn đế là sắc pháp mà thôi. Chính vì thế mới được gọi là “pháp trọng yếu”. Như có định nghĩa: “Paramo (padhāno) attho = Paramattho”. Ý nghĩa trọng yếu gọi là chơn đế

Số lượng của pháp chơn đế này có 4: Tâm, tâm sở, sắc pháp, Níp-Bàn.

Thông tin thêm

=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
375
Kích thước
14.5 x 20.5 cm
Lượt xem
285
Trọng lượng
600 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét